LÀN GIÓ MỚI CHO NGÀNH F&B TỪ XU HƯỚNG CHUYỂN ĐỔI SỐ

Share this post

Share on facebook
Share on linkedin
Share on email

LÀN GIÓ MỚI CHO NGÀNH F&B TỪ XU HƯỚNG CHUYỂN ĐỔI SỐ

Cùng với sự phát triển của công nghệ, xu hướng chuyển đổi số đã hiện diện ở mọi ngành nghề kinh doanh sản xuất. Trong bối cảnh chung của của toàn ngành thực phẩm – đồ uống tại Việt Nam (F&B), chuyển đổi số đã mang đến những sự đổi mới, thay đổi diện mạo ngành.

Bức tranh toàn cảnh ngành F&B tại Việt Nam

Xu hướng tăng trưởng mạnh mẽ trên nhiều phương diện

Những năm gần đây, ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống (F&B) tại Việt Nam đã ghi dấu ấn bởi sự tăng trưởng vô cùng mạnh mẽ. Hoạt động kinh doanh ẩm thực diễn ra sôi động với số lượng outlet F&B chạm mốc 540,000 đơn vị. Theo Vietnam Report 2018, ngành F&B hiện chiếm khoảng 15% tổng GDP, đồng thời chiếm tỷ lệ cao nhất trong cơ cấu chi tiêu hàng tháng của người tiêu dùng (khoảng 35% mức chi tiêu). Các nghiên cứu của Statista – Cổng thông tin thống kê của Đức cũng dự đoán rằng, tổng doanh thu F&B Việt Nam sẽ không ngừng tăng và đạt 423 triệu USD trong năm 2023.

Bên cạnh đó, Việt Nam với ẩm thực phong phú và dân số 97 triệu người được đánh giá là thị trường giàu tiềm năng cho ngành F&B – một trong top các ngành thu hút sự quan tâm hàng đầu từ các nhà đầu tư nước ngoài. Ông Lucas Trương – Giám đốc Vận hành của Hiệp hội Nhà hàng Việt Nam (RAV) chia sẻ: “Năm ngoái RAV đại diện cho Việt Nam tham dự Asia Food & Beverage Summit. Trong buổi hội thảo, các nhà đầu tư đều nhận định rằng Việt Nam là thị trường số 1 của khu vực, chứng tỏ tiềm năng rất lớn của ngành F&B nước nhà.”

Đối mặt với đại dịch Covid-19, lối đi nào cho ngành F&B Việt Nam?g Text Here

Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 ập đến, các doanh nghiệp F&B đang trải qua những ngày tháng khó khăn bởi cú sốc kinh tế nặng nề. Hàng loạt doanh nghiệp rơi vào trạng thái “ngủ đông” – tạm ngừng cung cấp dịch vụ tại các cơ sở kinh doanh hay chỉ duy trì ở mức 20% hoạt động, giảm thiểu tối đa chi phí mặt bằng và nhân lực.

Trao đổi về tương lai sắp tới của ngành F&B, ông Lucas Trương cho rằng sẽ có 2 kịch bản chính: “Có khả năng ngành sẽ chạy theo biểu đồ hình chữ U, sau khi xuống dốc thì sẽ mất một thời gian để ổn định rồi mới tăng trưởng trở lại. Nhưng cũng có thể chúng ta lặp lại một kịch bản tương tự như Trung Quốc. F&B nhanh chóng hồi sinh và chứng kiến doanh thu nhảy vọt so với giai đoạn trước. Bị tù túng trong một khoảng thời gian quá dài, người dân ngay lập tức muốn đi ăn những món ăn yêu thích, muốn hẹn hò với bạn bè người thân… Vậy nên nếu Covid-19 thuyên giảm và dần biến mất thì F&B Việt Nam sẽ trở lại nhanh thôi, vì tiềm lực đã mạnh sẵn rồi.”

Ông Lucas cho biết thêm, đại dịch này cũng đã cho các doanh nghiệp F&B một bài học đắt giá về định hướng, tầm nhìn và kế hoạch dài hạn trong kinh doanh sản xuất. Đây cũng là cơ hội để đánh giá lại và tối ưu chiến lược, chẳng hạn như chiến lược công nghệ. Xu hướng chuyển đổi số để hỗ trợ các doanh nghiệp F&B đang dần lên ngôi với các ứng dụng booking online (đặt hàng online), home delivery (giao hàng tại nhà) dành cho khách hàng và các ứng dụng quản trị & vận hành doanh nghiệp nội bộ.

Chuyển đổi số ngành F&B: Thách thức và cơ hội

Xu hướng công nghệ ngành F&B nở rộ những năm gần đây, được thể hiện rõ nét tại các doanh nghiệp có mô hình dạng chuỗi hoặc vốn đầu tư nước ngoài. Một số chuỗi nhà hàng đã dùng hệ thống gọi món tự động qua Tabletop, tương tác trực tiếp với khách hàng qua chatbot, thiết bị order cầm tay, hệ thống quản lý đặt bàn tại Opentable, Google booking… Bởi lẽ một phân khúc khách hàng chính của F&B chính là thế hệ gen Z – những “fan cứng” của trải nghiệm công nghệ. 

Thế nhưng, doanh nghiệp thường chỉ chú ý đến công nghệ dành cho khách hàng mà bỏ qua bộ máy nội bộ. Một khảo sát của Temkin Group đã chỉ ra rằng những doanh nghiệp tạo điều kiện làm việc tốt và gắn kết nhân viên sẽ cung cấp trải nghiệm khách hàng tốt hơn. Sự hài lòng của nhân sự và khách hàng là hai chỉ số tỷ lệ thuận, cần được phát triển song song. Doanh nghiệp cũng nên đầu tư công nghệ để hỗ trợ đội ngũ nhân sự làm việc hiệu quả hơn.

Thực tế, nhiều doanh nghiệp lớn trong ngành đau đầu vì những bài toán nội bộ như tuyển dụng, làm việc đội nhóm, quản lý quy trình… Theo báo cáo nhân sự F&B, tỉ lệ số lao động nghỉ việc (turnover rate) mỗi năm rất cao, con số lên đến 60%. Đặc biệt là những nhân sự phục vụ trực tiếp tại nhà hàng thường dễ nhảy việc do yêu cầu đầu vào không quá cao và thị trường lao động cạnh tranh. Do vậy, doanh nghiệp luôn phải chịu áp lực tuyển dụng, gần như tuyển nhân sự liên tục mỗi tháng. Theo ông Lucas Trương, F&B sẽ còn chứng kiến cuộc biến động nhân sự lớn hơn nữa hậu đại dịch Covid-19, sau khi cho nhân viên nghỉ hàng loạt thì phải tuyển mới lại từ đầu để kịp phục hồi kinh doanh. 

Một số bộ phận back office của chuỗi F&B như Kinh doanh, Marketing, Event… lại gặp khó khăn vì bài toán làm việc đội nhóm hay xử lý quy trình nội bộ khi những công cụ thủ công như giấy tờ, Email, Google Sheet không còn đáp ứng nổi khối lượng công việc khổng lồ. Những câu hỏi như ai đang làm việc gì, làm được bao nhiêu việc tiến độ chiến dịch truyền thông này ra sao, quy trình xử lý hợp đồng đến đâu rồi… chưa được giải đáp. Đối với những doanh nghiệp F&B vẫn cung cấp dịch vụ online mùa Covid-19, bộ phận back office khi làm việc từ xa sẽ còn vất vả hơn vì thiếu tính tương tác, khó theo dõi công việc… 

Nhìn nhận ở một góc độ khác, những lỗ hổng trong quản trị và vận hành mang tới cơ hội cho chuyển đổi số. Các ứng dụng công nghệ sẽ là công cụ đắc lực cho doanh nghiệp F&B để hồi sinh và quay lại đường đua sau mùa dịch này, khi ngành F&B vẫn được các chuyên gia đánh giá cao về tiềm năng bứt phá. Một số doanh nghiệp trong ngành như The Coffee House, Pizza Hut, Pizza 4P’s, Twitter Bean Coffee, Ubofood… đã bắt đầu chuyển đổi số cách đây vài năm cùng các ứng dụng của Base.vn– Nền tảng công nghệ hỗ trợ vận hành & quản trị cho doanh nghiệp 4.0 và gặt hái những thành quả nhất định. 

Pizza Hut – cái tên không còn xa lạ với những người yêu thích pizza tại Việt Nam đã nhờ đến sự giúp đỡ của phần mềm quản trị tuyển dụng Base E-Hiring để chuyên nghiệp hóa hoạt động tuyển dụng, đáp ứng nhu cầu nhân sự cho 100 cửa hàng tại 3 miền Bắc, Trung, Nam. Chị Nguyễn Thị Thùy Linh – Chuyên viên Tuyển dụng Cấp cao của Pizza Hut chia sẻ: 

Trước đây Pizza Hut chưa có hệ thống để lưu trữ hồ sơ ứng viên. Mỗi nhân sự sẽ tự lưu trữ và quản lý thông tin theo cách của riêng mình. Có người dùng Google Drive, có người dùng Excel chứ không có công cụ nào thống nhất cả. Thế nên nếu muốn tìm kiếm hay tracking (theo dõi) hồ sơ cũng khó. 

Hơn nữa bộ phận tuyển dụng của công ty chịu trách nhiệm tuyển dụng cho cả chuỗi cửa hàng lẫn văn phòng chính nên áp lực cũng khá lớn. Khối nhà hàng tuyển rất nhiều vị trí cả part-time lẫn full-time, số lượng từ vài trăm đến hàng ngàn nhân sự mỗi tháng. Còn 20-30 người/ tháng là con số trung bình từ nhu cầu tuyển dụng của khối văn phòng.  Với áp lực tuyển dụng như vậy mà lại chưa có hệ thống lưu trữ thông tin chung, việc Pizza Hut tìm đến công nghệ là điều dễ hiểu.”

Base E-Hiring đã giúp Pizza Hut hệ thống hóa hoạt động tuyển dụng và tập trung tất cả các thông tin về một nền tảng duy nhất. Nếu như trước kia nhân sự phải tự thu thập CV ứng tuyển từ các nguồn Vietnamworks, Careerlink và Fanpage Facebook thì giờ đây E-Hiring đã thay nhân sự làm việc này. Tất cả các CV ứng tuyển sẽ tự động đổ về “kho” E-Hiring. Nhân sự có thể screen CV ngay trên hệ thống và chuyển sang các bước tiếp theo như phỏng vấn hay gửi offer mà không cần download CV hay nhập liệu vào Excel 1 cách thủ công. Hồ sơ ứng viên nào đang ở bước nào cũng được hiển thị rõ ràng trên quy trình tuyển dụng.

Hiệu quả rõ rệt nhất chính là tiết kiệm thời gian. Bây giờ các bước tuyển dụng hầu như được tự động hóa nên xử lý nhanh hơn trước nhiều. Nhân sự đều có chung một công cụ để làm việc. Nhờ có Base E-Hiring xây dựng trang web tuyển dụng Pizza Hut (Pizzahut.talent.vn), ứng viên cũng được tiếp cận thông tin một cách đầy đủ và chính xác hơn.” – Chị Linh kể.

Bên cạnh Pizza Hut thì The Coffee House hay Pizza 4P’s cũng đang sử dụng phần mềm Base E-Hiring để giải quyết bài toán tuyển dụng. Một số doanh nghiệp khác như Twitter Bean Coffee, Ubofood lại lựa chọn Base Wework – ứng dụng quản lý công việc & dự án, Base Request – ứng dụng phê duyệt yêu cầu & đề xuất hay Base Workflow – ứng dụng quản lý quy trình… 

Hãy xác định công nghệ là vấn đề sống còn, nắm bắt thời điểm vàng để chuyển đổi số!

Để đạt được những thành quả trên, các doanh nghiệp F&B sẽ phải vượt qua một số rào cản trên con đường chuyển đổi số. Ông Lucas Trương nhận định: “Có những doanh nghiệp cho rằng họ sẽ chỉ gặp hạn chế về nguồn đầu tư tài chính cho các ứng dụng công nghệ. Nhưng thực ra nhiều phần mềm tốt mà vẫn đưa ra chi phí rất hợp lý. 

Tôi nghĩ rào cản lớn nhất nằm ở tư duy của con người, đặc biệt là ở người lãnh đạo. Chỉ khi người đứng đầu xác định công nghệ là vấn đề sống còn và truyền được quyết tâm đó cho nhân sự thì tỷ lệ thành công mới cao. Ở thời đại 4.0 đầy tính cạnh tranh này, nếu chúng ta không suy nghĩ cởi mở tiến bộ, khước từ những lợi ích từ công nghệ thì sẽ tụt hậu ngay. ”

Dẫu biết rằng chặng đường chuyển đổi số sẽ lắm chông gai nhưng không thể phủ nhận tầm quan trọng của công nghệ đối với vận hành và quản trị doanh nghiệp, được minh chứng bởi những câu chuyện từ những doanh nghiệp trong ngành F&B. Dù chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch Covid-19 nhưng nhìn chung ngành F&B vẫn sở hữu tiềm năng dồi dào, tăng trưởng mạnh mẽ những năm qua. Đây chính là thời điểm vàng để mỗi nhà quản lý nhìn nhận lại giá trị cốt lõi và các hoạt động của công ty mình, cân nhắc lựa chọn những ứng dụng phù hợp để chuẩn bị sẵn sàng cho sự trở lại và đột phá của ngành F&B sau mùa dịch.

Doanh nghiệp của bạn còn chần chừ gì nữa? Chỉ mất 5 giây để nhận demo sản phẩm các ứng dụng của nền tảng Base Platform bằng cách đăng ký ngay TẠI ĐÂY!

 

ĐĂNG KÝ TRẢI NGHIỆM NGAY

Nhận Demo toàn bộ tính năng phần mềm Base Work+

More To Explore